Quy Trình Sản Xuất Hộp Giấy Tiêu Chuẩn Hiện Nay
Bạn đã từng trông thấy nhiều chiếc hộp giấy với kiểu dáng, mẫu mã vô cùng đặc sắc và tự hỏi rằng không biết quy trình sản xuất hộp giấy đó như thế nào? Vậy thì hôm nay, hãy cùng In Bao Bì Đức Tuấn chia sẻ ngay 9 bước trong quy trình này đầy đủ nhất nhé!
Để sản xuất bất kì chiếc hộp giấy nào, chúng ta đều cần phải có những “bước nền”. Đó là việc trao đổi ý tưởng với khách hàng để hiểu rõ được mong muốn và mục đích của họ đối với sản phẩm. Từ những thông tin đó, chúng ta mới tư vấn, gợi ý và giúp họ lựa chọn được ý tưởng thiết kế ưng ý nhất.
Sau khi đã nắm rõ tất cả, chúng ta sẽ đến với các bước trong quy trình sản xuất hộp giấy.
1. Thiết kế hộp giấy và chọn chất liệu
Đây là khâu đầu tiên và đồng thời cũng là khâu quan trọng nhất trong quy trình sản xuất hộp giấy. Bởi thiết kế và chất liệu làm hộp giấy là 2 yếu tố chỉnh ảnh hưởng đến mức giá và thời gian in ấn.
Tùy thuộc vào mục đích của chiếc hộp bạn thiết kế mà lựa chọn chất liệu giấy phù hợp. Bạn nên cân nhắc dòng sản phẩm thật kĩ càng và tham khảo ý kiến của nhà in để lựa chọn chất liệu giấy phù hợp, tiết kiệm. Nếu lựa chọn sai, thì sẽ ảnh hưởng tới kết quả cũng như công năng của sản phẩm.
Ngoài lựa chọn chất liệu giấy thì lên Market thiết kế hộp cũng là một vấn đề bạn cần lưu ý. Bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin, những yêu cầu cụ thể kèm theo đó là hình ảnh (nếu có) cho nhà in để công việc thiết kế nhanh chóng hơn.
2. Làm kẽm in ấn hộp giấy
Sau bước thiết kế và lựa chọn chất liệu hộp, chúng ta sẽ đến với công đoạn làm kẽm in. Đây là giai đoạn không kém phần quan trọng và không thể thiếu với công nghệ in offset. Bạn bắt buộc phải bỏ ra một khoảng chi phí in cố định dù in số lượng ít hay nhiều.
Số lượng tấm kẽm in sẽ phụ thuộc vào số lượng màu in trên Market thiết kế. Với những thiết kế hộp đơn giản thì sẽ ít màu in, số lượng kẽm in sẽ ít, do vậy chi phí in sẽ thấp hơn và ngược lại.
*LƯU Ý: Cần kiểm tra tất cả thông tin của công ty như số điện thoại, địa chỉ, logo, slogan…một cách đầy đủ và cẩn thân. Ngoài ra cũng phải kiểm tra lỗi chính tả và tuyệt đối không được để sai vì nếu không kiểm tra kĩ thì sẽ rất có hại sau khi đưa vào in và gia công hộp. Nhà in có thể sẽ thoái thác về việc doanh nghiệp bị sai và gây thiệt hải rất lớn cho bạn.
3. In test mẫu thử
In test mẫu thử (hay in duyệt màu) là việc in gia công trước một mẫu giấy thật giúp mọi người kiểm tra rõ hình ảnh, màu sắc, các thông tin trên sản phẩm sau khi hoàn thành sẽ như thế nào. Qua đó có thể điều chỉnh độ đậm, nhạt của màu in để có được hình ảnh đẹp, ấn tượng nhất.
Nhờ bản in mẫu, sẽ giúp cả hai bên tránh những lỗi sai phổ biến trước khi đi vào sản xuất bao bì như:
- Nội dung và hình ảnh: Kiểm tra lỗi chính tả, sử dụng hình ảnh và nội dung đã hợp lí chưa?
- Màu sắc: Độ lệch màu so với thực tế ở mức nào? Màu đã ổn chưa và có cần thay đổi lại không?
- Phông chữ, kiểu chữ: Lựa chọn phông chữ, kích thước, màu sắc và đã phù hợp? Kiểm tra các lỗi liên quan đến căn chỉnh chữ viết, các kí hiệu …
Đây là bước được đánh giá vượt trội hơn hẳn so với in nhanh. Bởi chế độ phân giải màu của của in mẫu khá tương đồng với in offset ( chính xác từ 95% - 100% )
4. In giấy gia công
Sau khi đã duyệt màu in, xưởng in sẽ bắt đầu vào công đoạn chạy máy in gia công. Quá trình này diễn ra trong khoảng 30p đến một vài giờ tùy thuộc vào số lượng in.
Với phương pháp in offset thì đây là công nghệ được tin dùng nhiều nhất ở Việt Nam hiện nay bởi mang đến hình ảnh sau in đẹp và chất lượng mang đến sự chân thực nhất..
5. Cán màng hộp giấy
Cán màng hộp giấy là quá trình ép một lớp nilon vào mặt ngoài của giấy sau khi in gia công. Công đoạn này sẽ giúp hộp chống thấm nước và bụi bẩn, dễ dàng trong việc bảo quản. Sản phẩm làm ra sẽ sáng, bền đẹp, màu in sẽ không bị phai.
Tuy nhiên, nếu bạn sản xuất hộp giấy kraft thì không cần cán màng. Đây cũng là loại hộp được rất nhiều người ưa dùng vì chi phí sản xuất rẻ hơn các loại hộp khác.
6. Ghép giấy in vào giấy carton hoặc carton lạnh
Sau công đoạn cán màng sẽ chuyển sang dán ép với giấy carton hoặc giấy carton lạnh. Với những dòng sản phẩm hộp giấy chỉ làm bằng giấy Ivory hoặc giấy Couche thì sẽ không có bước này. Nhưng với những sản phẩm cao cấp hoặc hộp cứng thì đây là khâu bắt buộc.
Bạn sẽ có thể thấy rõ lớp màng này khi những hộp carton, hộp đựng giày hoặc thùng carton dùng được một thời gian lâu sẽ có một lớp giấy bên ngoài bị bong ra khỏi lớp giấy carton bên trong.
7. Bế gân hộp
Đây là quá trình tạo khuôn cho hộp giấy để gấp và đòi hỏi phải có kinh nghiệm và tỉ mỉ. Giấy sau khi in sẽ được đưa vào khuôn bế và được dao bế bế theo những đường trong khuôn để tạo hình dáng cho hộp.
Đây là công đoạn quan trọng ảnh hưởng lớn đến bước cuối. Nếu những đường bế gân bị dập không đúng tỉ lệ sẽ làm hộp bị méo mó, trông không cân đối và quá trình dán keo khó khăn.
8. Đóng ghim, dán keo
Đây là bước gần như hoàn thành sản phẩm. Hộp giấy sẽ được ghép với nhau bằng ghim và dán keo theo những đường gấp để cố định hộp chắc chắn.
Khâu này tuy trông đơn giản nhưng lại cần sự tỉ mỉ và tập trung cao độ. Các lớp keo phải được bôi một cách đều nhau. Các tấm giấy in, giấy carton cần phải tỉ mỉ ghép với nhau để tạo nên hộp giấy đẹp và hoàn mĩ nhất.
9. Kiểm tra chất lượng hộp giấy và giao hàng
Đây là bước cuối cùng sau khi thành phẩm. Công ty sản xuất bao bì sẽ tiến hành kiểm tra và loại bỏ các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Các sản phẩm sẽ bị loại bỏ nếu phạm phải các lỗi như: nhăn giấy, trầy xước bề mặt in ấn, rách giấy, bung keo... đảm bảo các sản phẩm bao bì khi được giao đến khách hàng sẽ đạt độ chính xác cao nhất.
>>>XEM THÊM: Bảng Báo Giá In Hộp Giấy Mới Nhất 2023 [Giá Gốc Tại Nhà Máy]
Trên đây là những chia sẻ và bật mí cho bạn về các bước trong quy trình sản xuất hộp giấy đầy đủ nhất. Bên cạnh đó, nếu bạn đang tìm cho mình một đơn vị sản xuất và in ấn hộp giấy chất lượng, uy tín tại TPHCM hiện nay thì hãy liên hệ ngay với In Bao Bì Đức Tuấn để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất nhé.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Địa chỉ: 172/194/57 An Dương Vương, Phường 16, Quận 8, TPHCM
- Điện thoại: 091.999.2228
- Email: inbaobiductuan@gmail.com