In Lụa Là Gì? Đặc Điểm, Ứng Dụng, Quy Trình In Lụa

In Lụa Là Gì? Đặc Điểm, Ứng Dụng, Quy Trình In Lụa

Ngày đăng: 01/06/2022 03:01 PM

Bạn đã từng nghe qua và kỹ thuật in lụa chưa? Nếu đã nghe rồi nhưng vẫn chưa biết được in lụa là gì và thì hãy tham khảo bài viết do In Bao Bì Đức Tuấn cung cấp để biết thêm về phương pháp in độc đáo này nhé.

 

In lụa là gì? 

In lụa còn được biết đến với cái tên là in lưới, được sử dụng phổ biến để in áo, thiếp mời hoặc cái túi tote,... Vì bản lưới của khuôn in được làm từ tơ lụa nên người ta đã dựa vào đó để đặt tên cho phương pháp in này.

 

Phân loại kỹ thuật in lụa 

 

Phan loai ky thuat in lua

 

Kỹ thuật in này được chia thành từng loại như sau:

Dựa vào cách thức sử dụng khuôn

 

  • In lụa thủ công: Các quy trình đều được thực hiện hoàn toàn thủ công.
  • In lụa bán tự động: Sự phối hợp giữa thủ công và máy móc sẽ góp phần thúc đẩy thời gian hoàn thành ấn phẩm diễn ra nhanh chóng.
  • In lụa tự động: Quá trình in hoàn toàn được thực hiện bằng máy móc. Những công đoạn cơ bản như cân chỉnh, sấy khô hay gạt mực đều diễn ra tự động nhờ vào dây chuyền máy móc và không có sự giúp đỡ của con người.

 

Dựa vào dạng khuôn in:

 

  • In dùng khuôn lưới phẳng: Chuyên dùng để in các vật liệu như vải, cao su.
  • In dùng khuôn lưới tròn: Dùng để in chén dĩa, đồ gốm và thủy tinh,...

 

Dựa vào phương pháp in: 

 

  • In trực tiếp: phương thức in này chỉ nên dùng khi chất liệu in có màu vàng hoặc trắng vì các màu này sẽ không dễ ảnh hưởng tới các màu khác. 
  • In phá gắn: kỹ thuật in này sẽ không bị nhòe màu đối với những vật liệu có màu nền
  • In dự phòng: nếu các sản phẩm có màu không in phá gắn được, thì in dự phòng sẽ là phương án thay thế.

 

Ưu và nhược điểm của in lụa 

 

Uu va nhuoc diem cua in lua

 

Dưới đây là những ưu điểm cũng như nhược điểm của kỹ thuật in này

 

Ưu điểm: 

 

  • Chi phí in ấn thấp 
  • Chất liệu in linh động và phong phú: vải, giấy, gốm sứ, thủy tinh,...
  • Màu sắc làm ra ấn phẩm đa dạng

 

Nhược điểm:

 

  • Chỉ in được ở số lượng ít, nếu lượng hàng lớn sẽ rất tốn chi phí và thời gian.
  • Phải thật tỉ mỉ và cẩn thận trong quá trình thực hiện để màu không bị lem ra ngoài.
  • Thời gian thiết kế sẽ khá lâu do sử dụng cả 2 file là vectơ và file ảnh.
  • Dễ xảy ra hiện tượng đứt gãy do chất lượng của mực in kém.

 

Nguyên lý in lụa 

Kỹ thuật in này dựa trên nguyên lý thẩm thấu của mực, người ta sẽ đổ mực vào khung được làm từ nhôm hoặc gỗ, và gạt bằng lưỡi dao cao su. Sự tác động của dao gạt sẽ giúp mực in được thấm qua lưới in và in lên vật liệu được chuẩn bị từ trước.

 

Trước đây phương pháp in này được thực hiện hoàn toàn thủ công nhưng khi công nghệ tân tiến thì chuyển sang quá trình tự động hóa. 

 

Quá trình chuẩn bị khi bắt đầu in

 

Qua trinh chuan bi in lua

 

Trước khi in chúng ta cần hoàn thành những khâu chuẩn bị sau:

 

  • Vật liệu để in: cao su, vải, mặt đồng hồ, kim loại, gỗ, giấy,...
  • Khung lụa: dùng để căn lụa làm chế bản và in lụa.
  • Bàn in lụa: Có 2 loại chính là bàn thường và bàn đa năng
  • Phần lưới in: được làm từ chất liệu như vải lụa tơ tằm hoặc là cotton,...
  • Mực in: Nên dùng loại mực có chất lượng cao và có độ dẻo nhất định. 
  • Thanh gạt: Dùng để điều chỉnh để phù hợp với khuôn in. 
  • Ngoài những vật dụng ở trên ra còn cần chuẩn bị thêm màng tráng keo, dao gạt mực và dung dịch cảm quang,...

 

Quy trình in lụa 

Kỹ thuật in này gồm có các quy trình như sau:

 

Bước 1:

Tạo lỗ để mực in có thể dễ dàng chảy qua, thợ in sẽ vẽ lên lớp nến trắng và dùng phương thức cảm quan.

 

Pha keo theo tỷ lệ 1:1, cần bảo quản tốt vì đây là chất nhạy sáng:

 

  • Keo Crom-Gelatin: Amoni Đicromat và Kali Đicromat với nồng độ 3,5% được pha với keo gelatin nồng độ 20%.
  • Crom-PVA: Polyvinyl Acetates 12% + Amoni Đicromat hoặc Kali Đicromat, cộng thêm H2O (20ml) và C2H5OH:96% (7ml)

 

Bước 2: Chụp bản

Sử dụng hỗn hợp keo đã được hòa trộn rồi quét lên bề mặt lưới và sấy khô, tiếp đó đặt phim lên lớp keo vừa trán và chụp dưới sáng. Sau đó đợi tối đa 3 phút rồi xịt nước.

 

Bước 3: Pha mực

Pha mực để phù hợp với chất liệu in:

 

  • Lượng màu và thành phần được pha ra đúng màu 
  • Độ đặc và độ nhớt dính phải đáp ứng được yêu cầu.

 

Bước 4: In thử và canh tay kê

Các vật liệu dùng để in đều được cố định bằng keo. Tiến hành một loạt các thao tác như: đặt khuôn, đổ mực in, quét 2 mặt và kéo thanh gạt cho mực thấm nên thực hiện bước này 2 lần.

 

Bước 5: In sản lượng

Bảo đảm được sản lượng ấn phẩm in ra phải đạt được tiêu chuẩn và chất lượng

 

Bước 6: Rửa khung

Khi đã hoàn thành xong các bước trên, ta tiến hành vệ sinh khung thật kỹ để chuẩn bị cho lượt in kế tiếp

 

XEM THÊM: Giấy Ford Là Gì? Đặc Điểm, Phân Loại, Ứng Dụng Của Giấy

 

Tất cả những thông tin cần thiết về phương pháp in này như in lụa là gì, những ưu và nhược điểm cùng với quy trình in đều đã được In Bao Bì Đức Tuấn cung cấp ở phía trên. Nếu thấy bài viết này hữu ích hãy chia sẻ để mọi người cùng biết đến nhé.